Categories
Tin tức cùng bạn sống khỏe

Những điều cần biết về bệnh Kawasaki ở trẻ em

Bệnh Kawasaki thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh thường kéo dài từ 2 tuần đến vài tháng. Bệnh xuất hiện trên toàn thế giới nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở  người châu Á. Và ở Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh. Vậy bệnh Kawasaki là gì và nó nguy hiểm như thế nào?

Bệnh Kawasaki là gì?

Kawasaki là bệnh sốt mọc ban cấp tính ở trẻ nhỏ với đặc điểm viêm mạch máu toàn thân và dễ gây nguy cơ gây tổn thương mạch vành do phình mạch và huyết khối. Bệnh khởi phát quanh năm và có thể tái phát, cao nhất vào các tháng 3, 5 và 9.

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Hiện tại, nguyên nhân gây ra Bệnh Kawasaki vẫn chưa được xác định. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng nguyên nhân có thể đến từ virut hoặc vi khuẩn nào đó. Kawasaki cũng không phải là bệnh lây truyền.

Biểu hiện của bệnh Kawasaki?

Dưới đây là những biểu hiện đặc trưng của bệnh Kawasaki:

  • Sốt cao kéo dài
  • Nổi phát ban trên da. Hồng ban thường đa dạng và nổi rõ khi trẻ bị sốt cao
  • Biểu hiện ở đầu chi như sung nề mu bàn tay, chân.
  • Mắt bị đỏ do xung huyết võng mạc và viêm kết mạc mắt 2 bên, vì thế trẻ thường nhắm mắt do sợ ánh sáng.
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Những thay đổi bất thường ở môi và miệng: như môi đỏ, nứt nẻ, lưỡi đỏ và có gai; đỏ trong khoang miệng và thành sau họng

Ngoài các triệu chứng kể trên, bệnh còn có nhiều dấu hiệu khác đáng lưu ý, bao gồm:

  • Đau bụng
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Túi mật phình to
  • Suy giảm thính giác tạm thời.

 

Các triệu chứng của bệnh Kawasaki thường giống với các bệnh khác nên dễ gây chẩn đoán nhầm. Tốt nhất khi thấy những biểu hiện trên nên đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín để thăm khám và kịp thời chữa trị.

Biến chứng của bệnh Kawasaki

Hiện nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định nhưng Kawasaki được xem là một bệnh nguy hiểm vì thường gây biến chứng dãn mạch vành và nếu không điều trị có thể sẽ dẫn đến tử vong vào ngày thứ bảy sau khi mắc bệnh.

Phương thức điều trị

Trẻ mắc bệnh Kawasaki cần được điều trị tại bệnh viện chuyên khoa. Tại đây, trẻ sẽ được sử dụng các thuốc để ngăn ngừa những tổn thương tại động mạch vành, bao gồm các Globulin miễn dịch đường tiêm (IVIG) và Aspirin (ASA).

Globulin miễn dịch

Globulin miễn dịch được truyền tĩnh mạch cho trẻ để giảm tình trạng viêm, sưng đỏ của các mạch máu trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn có thể giúp hạ sốt và giảm phát ban; giúp phòng ngừa các vấn đề về tim mạch.

Aspirin

Aspirin ban đầu được sử dụng cho trẻ bằng đường uống 4 lần/ngày. Ở liều cao, aspirin có thể giúp giảm đau, hạ sốt, chống viêm và phòng ngừa tắc động mạch vành.

Nếu được điều trị, bệnh thường diến biến tốt hơn. Một số trẻ sẽ cần phải điều trị lần hai với IVIG hay những loại thuốc khác.

Để trẻ được điều trị hiệu quả và chuẩn xác cao, các bậc phụ huynh nên đưa các bé đến cơ sở uy tế uy tín. Vì chẩn đoán đúng bệnh đúng người thì sẽ chữa trị bệnh sớm và không để lại biến chứng hay nguy hiểm.

Thiện Nhân Hospital với các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho các bậc phụ huynh.

Phụ huynh có thể đăng ký lịch khám tại đây

Hoặc có thể liên hệ qua Hotline 0236 568 988 để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch

Categories
doctor

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI

Kinh nghiệm công tác

Work experience

Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng

Bác sĩ tim mạch nhi

2013 - 2020
7 năm
Bệnh viện Thiện Nhân Đà Nẵng

Trung tâm chẩn đoán y khoa kỹ thuật cao Thiện Nhân Đà Nẵng

2020 - Nay
3 năm

học vấn

Education

2004 - 2010

Tốt nghiệp Bs đa khoa, Đại học Y dược Huế

2013

Tốt nghiệp Bs nội trú Đại học y dược Huế

2014

Đào tạo chuyên môn siêu âm tim tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh

2015

Đào tạo chuyên môn siêu âm tim nâng cao tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh

2016

Siêu âm tim tại Bệnh viện Royal Brompt and Harefield , London, Vương quốc Anh

2023

Đào tạo Siêu âm Tim tại Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP. HCM

Categories
doctor-en

Nguyễn Thị Tường Vi

Kinh nghiệm công tác

Work experience

Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng

Bác sĩ tim mạch nhi tại Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng.

2013 - 2020
7 năm
Bệnh viện Thiện Nhân Đà Nẵng

Trung tâm chẩn đoán y khoa kỹ thuật cao Thiện Nhân Đà Nẵng.

2020 - Nay
3 năm

học vấn

Education

2010

Tốt nghiệp Bs đa khoa, Đại học Y dược Huế

Categories
Tin tức cùng bạn sống khỏe

Những bệnh mùa hè cần phải lưu ý ở trẻ nhỏ

Sự biến đối của khí hậu làm cho sự nóng bức ngày càng rõ rệt. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người một cách đáng kể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện tạo điều kiện cho vi rút, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh cho bé. Dưới đây là một số bệnh cần lưu ý vào mùa hè ở trẻ mà các bậc phụ huynh nên đặc biệt quan tâm.

Những bệnh mùa hè cần phải lưu ý ở trẻ nhỏ

Con cái khỏe mạnh chính là tài sản lớn nhất của ba mẹ. Khác với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển hoàn thiện (đặc biệt với trẻ em từ 0-6 tuổi) và thời điểm giao mùa là lúc trẻ dễ nhiễm bệnh. Vì vậy ba mẹ cần đặc biệt lưu ý đến sức khỏe của con.

1. Bệnh tay - chân - miệng

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh phổ biến ở trẻ em, rất dễ lây lan. Do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Khi thấy một số biểu hiện sau nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay:

  • Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, mỏi mệt, đau họng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn.
  • Sau đó xuất hiện những nốt ban màu hồng, xuất hiện ở trong miệng (môi trong, lợi, lưỡi) và trên da lòng bàn tay, gan bàn chân, đôi khi cũng thấy ở mông và cẳng chân.
  • Nếu có các biểu hiện bất thường như: lừ đừ, lạnh tay chân, bứt rứt, khó ngủ và quấy khóc, hay đau bụng và chảy máu bất thường thì nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra ngay nhé.

2. Viêm đường hô hấp

Do hệ thống miễn dịch ở trẻ em còn yếu nên rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như: cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi họng, viêm Amydan, viêm xoang, viêm thanh quản. 

Những biểu hiện các mẹ trẻ cần chú ý như trẻ bị sốt cao, hay bị ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, mệt mỏi, đau đầu.. 

3. Bệnh tiêu chảy

Mùa hè là mùa của các vi sinh vậy sinh sôi nảy nở, ruồi nhặng phát triển. Đặc biệt kết hợp với nguồn nước đang bị ô nhiễm, thói quen ăn rau quả sống rửa không sạch là tác nhân chính gây bệnh, đặc biệt là tiêu chảy. nếu thấy các biểu hiện như: Số lần đi đại tiện nhiều hơn, đau bụng, buồn nôn hay nôn.. bố mẹ nên đưa con nhỏ đến viện để kiểm tra và điều trị ngay nhé.

4. Bệnh say nắng

 Khi thời tiết nắng nóng sẽ khiến cơ thể mất nước nhiều, đôi khi bị rối loạn thân nhiệt do tác động của ánh nắng mặt trời quá gay gắt, đặc biệt khi chiếu vào phần đầu và gáy. Các biểu hiện thường gặp của bệnh là trẻ hay bị nóng toàn thân, lên cơn co giật, thân nhiệt tăng cao, lên đến 40 – 42 độ C, ngủ lịm.

Với trường hợp phát hiện trẻ bị say nắng thì nhanh chóng di chuyển trẻ vào nơi thoáng mát, cởi quần áo, quạt mát cho bé và cho bé uống nhiều nước. Nếu xảy ra có giật thì hãy nhanh xử lý và kịp thời đưa đến bệnh viện.

4. Rối loạn tiêu hoá

Thời tiết nắng nóng dễ dẫn đến thực phẩm bị ôi thiu, hư thối, nên cần được bảo quản tốt và sơ chế kỹ. Những triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm ở trẻ em như đau bụng dữ dội, tiêu chảy, nôn mửa có kèm theo sốt. Khi có bất kì triệu chứng trên bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất có thể.

Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ

  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Thức ăn dễ hư hỏng vào những ngày nắng nóng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh cho nên cần kỹ lưỡng trong vấn đề ăn uống, an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ: Tắm gội thường xuyên, thường xuyên thay quần áo cho con, tránh cảm giác ngứa ngấy khó chịu. 
  • Đưa trẻ đi tiêm phòng theo lịch của Bộ y tế: Ngoài các Vacxin cần tiêm theo quy định của Bộ y tế, các bậc cha mẹ có thể chủ động phòng ngừa thêm cho các bé các bệnh như thủy đậu, quai bị, sởi, cúm H1N1..
  • Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, cung cấp nước đầy đủ: Việc ăn uống đầy đủ thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
  • Tránh các thói quen không tốt ảnh hưởng đến trẻ: Không cho trẻ uống nhiều đá hay ăn thức ăn quá lạnh. Hoặc không để quạt điện xối thẳng vào mặt trẻ vì rất dễ bị cảm lạnh, không cho trẻ nằm ngủ khi vừa tắm xong, nên lau khô ráo.
  • Đảm bảo khu vực sống xung quanh sạch đẹp: Diệt trừ muỗi, loại bỏ các điều kiện dễ sinh muội; Phát quang bụi rậm, làm thông thoáng các cống rãnh..