Hướng dẫn khám bệnh

hướng dẫn khám bệnh

Thiện Nhân Hospital khẳng định uy tín là cơ sở y tế cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân Đà Nẵng và khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Thiện Nhân luôn cam kết đem đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe chu đáo, thuận tiện và chuyên nghiệp. Thông tin hướng dẫn khám bệnh giúp hiểu rõ về quy trình khám bệnh tại Thiện Nhân và những điều cần lưu ý khi thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng để khách hàng và người khám bệnh không chỉ chuẩn bị tốt hơn về giấy tờ cần thiết mà còn tiết kiệm được thời gian và công sức di chuyển và đạt hiệu quả cao nhất.

Quy trình thăm khám

“Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu của chúng tôi”, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Thiện Nhân luôn hướng tới mục tiêu đem đến cho khách hàng sử dụng dịch vụ với những tiện ích thuận tiện, tạo sự thoải mái trong quá trình thăm khám. Thực hiện khám sức khoẻ tại Thiện Nhân, quý khách hàng được tiếp đón chu đáo từ đội bảo vệ hướng dẫn và hỗ trợ đậu đỗ xe. Nhân viên chăm sóc khách hàng và nhân viên lễ tân hướng dẫn và hỗ trợ các thủ tục nhanh chóng, chi tiết và tận tình giải đáp các thắc mắc của khách hàng về quy trình, chính sách bảo hiểm và các chương trình ưu đãi,…

1
Tiếp đón

Người khám bệnh đến quầy tiếp đón, nhận số thứ tự (STT) và ngồi đợi nếu phòng khám/ bệnh viện đông.

2
Cung cấp thông tin

Khi đến STT của mình, người khám bệnh đến quầy tiếp đón và cung cấp các thông tin sau:

Thông tin cá nhân

  • Ngày, tháng, năm sinh
  • Giới tính
  • Địa chỉ cư trú hiện tại
  • Số điện thoại

Thông tin sức khỏe

  • Tình trạng sức khỏe hiện tại hoặc hạng mục muốn thực hiện
  • Giấy hẹn khám (nếu có)
  • Giấy hẹn khám (nếu có)
  • Sổ khám bệnh (nếu có)
3
Tiếp nhận thông tin
  • Nhân viên quầy tiếp đón thực hiện cập nhật thông tin người khám bệnh
  • Nhân viên quầy tiếp đón cung cấp STT và hướng dẫn người khám bệnh phòng và lầu cần đến để khám bệnh
4
KHÁM BỆNH
  • Người khám bệnh đến phòng khám và chờ gọi tên vào phòng khám
  • Bác sĩ khám và chẩn đoán lâm sàng
  • Bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng
  • Người khám bệnh thực hiện các xét nghiệm, lấy kết quả và quay trở về phòng khám
  • Người khám bệnh thực hiện các xét nghiệm, lấy kết quả và quay trở về phòng khám
  • Bác sĩ nhận kết quả và chẩn đoán: Kê đơn thuốc và hẹn (hoặc không hẹn) ngày tái khám
5
THANH TOÁN

Người khám bệnh thực hiện thanh toán chi phí

Một số lưu ý khi thực hiện chẩn đoán lâm sàng

a. Xét nghiệm huyết học

Thời điểm thích hợp để thực hiện xét nghiệm
Thông thường, khách hàng sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu vào buổi sáng. Bởi đây là thời điểm các chỉ số của cơ thể đang ở mức ổn định, các chất cặn bã bên trong cũng được loại bỏ ra khỏi máu và các cơ quan trong cơ thể.
Ngoài ra, xét nghiệm vào buổi sáng giúp khách hàng không phải nhịn ăn quá lâu. Mặt khác, các xét nghiệm máu thông thường yêu cầu phải nhịn ăn khoảng 8 – 12 tiếng, nếu thực hiện vào buổi chiều, khách hàng sẽ không được ăn uống trong cả buổi sáng và buổi trưa. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm cơ thể hoạt động nhiều trong ngày, cơ thể dễ bị mất sức. 

LƯU Ý
  • Nếu đang dùng thuốc điều trị, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về thời gian ngừng uống đối với từng loại thuốc, bao gồm cả một số loại thuốc điều trị huyết áp hay tiểu đường,…
  • Không nên dùng chất kích thích chẳng hạn như uống trà, cà phê, uống rượu bia, hút thuốc lá,… trước khi xét nghiệm để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả và quá trình điều trị về sau. 

b. Xét nghiệm nước tiểu/ phân

Với các xét nghiệm như nước tiểu, trước khi làm xét nghiệm người bệnh cần vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài thật sạch sẽ với nước máy. Không dùng chất tẩy rửa có tính kiềm hoặc acid để thụt rửa vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Cách lấy mẫu nước tiểu đúng:
Cần vệ sinh sạch tay và bộ phận sinh dục ngoài sạch sẽ. Lấy mẫu nước tiểu bằng 1 tay không chạm vào mặt trong của ống đựng bệnh phẩm (Trên ống có ghi tên, ngày tháng năm sinh của bệnh nhân). Bỏ nước tiểu đầu, lấy nước tiểu giữa dòng cho vào ống đựng vô khuẩn, lấy ⅔ lọ, sau đó đậy nắp lại đưa cho nhân viên xét nghiệm
Với xét nghiệm phân, người bệnh cần được hướng dẫn lấy đúng mẫu phân ở những chỗ có nhầy, máu, lỏng.

Quy trình các bước tầm soát sớm Ung thư vú tại Thiện Nhân

Bước 4

Thực hiện FNA, sinh thiết lõi

Nếu có tổn thương nghi ngờ u vú trên phim chụp, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện FNA (chọc hút tế bào bằng kim nhỏ), sinh thiết u vú làm xét nghiệm tế bào, mô bệnh học để chẩn đoán xác định và tư vấn điều trị.

Bước 3

Chẩn đoán hình ảnh

  • Siêu âm tuyến vú: Phát hiện các bất thường như các khối u vú, apxe vú…
  • Chụp nhũ ảnh 3D: Sàng lọc ung thư vú, đặc biệt phát hiện các vi vôi, xáo trộn cấu trúc mà thăm khám lâm sàng hoặc siêu âm có thể không phát hiện được
  • Chụp MRI vú: Được Bác sĩ chỉ định thực hiện trong các trường hợp:
    – Kiểm tra túi ngực và các tổn thương nhu mô vú nếu có
    – Các tổn thương không tạo khối trên siêu âm và nhũ ảnh
    – Xác định tính chất các khối u vú, xác định khối u vú đa ổ hay đơn ổ
    – Đánh giá giai đoạn trước khi phẫu thuật hoặc hóa trị tân bổ trợ
Bước 2

Xét nghiệm máu

  • Xét nghiệm marker CA 15-3 nhằm phát hiện sớm chất chỉ điểm đối với ung thư biểu mô vú
  • Xét nghiệm gen ung thư di truyền giúp sàng lọc, tiên lượng, phòng ngừa ung thư vú do di truyền
Bước 1

Khám lâm sàng

Khách hàng sẽ được thăm khám trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ khai thác bệnh sử cá nhân, gia đình, các triệu chứng gặp phải (nếu có), khám lâm sàng tìm kiếm khối u, hạch bất thường… Sau khi thăm khám và đánh giá nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ có thể tư vấn, chỉ định thêm các xét nghiệm cần thiết.

Một số lưu ý khi tầm soát ung thư vú bằng phương pháp chụp nhũ ảnh 3D

  •  Không dùng phấn phủ, bôi thuốc mỡ hoặc kem lên vùng ngực khi chụp vì sẽ gây biến dạng hình ảnh
  •  Không chụp khi đang mang thai, nghi ngờ mang thai và đang cho con bú, khi vú có dấu hiệu đau do viêm, áp xe…

  • Đối với khách hàng bị gù, người ngồi xe lăn, phụ nữ có đặt túi tạo hình sẽ được hướng dẫn kĩ thuật phù hợp

Lưu ý trước khi thực hiện Nội soi:

  • Đối với dịch vụ nội soi, người bệnh sẽ được các bác sỹ chuyên khoa khám lâm sàng trước khi chỉ định thực hiện dịch vụ để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả sau nội soi.
  • Để có kết quả nội soi chính xác nhất, người bệnh cần
  • Nhịn ăn và hạn chế uống nước ít nhất 6 tiếng trước khi tiến hành nội soi
  • Đối với nội soi đại tràng, trước khi nội soi cần thực hiện uống thuốc làm sạch đại tràng trong khoảng 2 đến 4 tiếng
  • Buổi tối trước khi đi khám: Ăn thức ăn dễ tiêu, không ăn thức ăn khó tiêu, thịt đỏ, trái cây có hạt như thanh long, dưa hấu…
  • Sáng hôm khám: Không ăn sáng, không uống sữa, cafe…

Quy trình các bước thực hiện Nội soi dạ dày, đại tràng

Bước 1

Khám lâm sàng, khai thác bệnh sử và thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ (nếu có)

Bước 2

Kỹ thuật viên phòng nội soi sẽ phát thuốc và hướng dẫn sử dụng

  • Đối với nội soi dạ dày: Thuốc tan bọt Simethicone làm giảm ứ đọng bọt ở thực quản, dạ dày và tá tràng một cách hiệu quả, giúp quan sát, xác định các tổn thương nhỏ rõ ràng, chính xác hơn, tránh bỏ sót bệnh.
  • Đối với nội soi đại tràng: Thuốc làm sạch đại tràng giúp quá trình nội soi thuận lợi, không bỏ sót bệnh, đảm bảo an toàn cao nhất khi thực hiện các thủ thuật.
Bước 3

Nhận quần áo nội soi từ kỹ thuật viên và tiến hành vào phòng nội soi. Bác sĩ nội soi sẽ giải thích và tư vấn trước về các vấn đề cần thiết trong quá trình nội soi cho khách hàng. Sau đó bác sĩ gây mê sẽ tiến hành gây mê để đảm bảo trong quá trình nội soi khách hàng không đau, không khó chịu

Bước 4

Bác sĩ sẽ đưa dây soi có gắn camera và đèn vào đường tiêu hóa của người bệnh. Hình ảnh ống tiêu hóa được hiển thị trên màn hình giúp bác sĩ dễ dàng quan sát, phát hiện các tổn thương (nếu có)

Trong quá trình nội soi, nếu cần thiết, bác sĩ có thể thực hiện lấy mẫu sinh thiết, cắt polyp, cầm máu, lấy dị vật…

Bước 5

Sau khi nội soi, khách hàng sẽ được nằm nghỉ tại phòng hồi tỉnh và nhận suất ăn nhẹ miễn phí

Bước 6

Khi có kết quả nội soi, khách hàng sẽ được khám và tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ chuyên khoa

Lưu ý trước khi thực hiện kiểm tra vi khuẩn HP qua hơi thở

Khách hàng phải nhịn ăn uống trong vòng 6 giờ trước khi làm xét nghiệm Test HP qua hơi thở. 

Khách hàng không dùng thuốc kháng sinh trong vòng 4 tuần và thuốc kháng tiết trong vòng 2 tuần trước khi thực hiện.

Không thực hiện cho khách hàng có mang thai và cho con bú trong 6 tháng đầu.

Không thực hiện cho khách hàng dưới 8 tuổi.

Quy trình  thực hiện kiểm tra vi khuẩn HP qua hơi thở

Bước 1

 Cho khách hàng uống 1 viên thuốc C14 sau đó ngồi hoặc nằm nghỉ, không đi lại, không nói chuyện, không há miệng trong vòng  15 phút

Bước 2

Sau 15 phút cho bệnh nhân thổi vào thẻ test, hướng dẫn khách hàng thổi vào thẻ test( thổi như thổi bong bóng, thổi từng hơi)  khi thấy chỉ thị màu chuyển từ màu cam sang màu vàng thì ngừng thổi

Bước 3

 Cho thẻ test vào máy phân tích kết quả

Bước 4

 Đợi 5 phút sau có kết quả và trả kết quả

Quy trình các bước chụp MRI bằng hệ thống MRI 3.0 Tesla Lumina của hãng Siemens – Đức tại Thiện Nhân

Bước 1

Trước khi chụp MRI

 Không cần nhịn ăn, uống

Trước khi vào phòng chụp, khách hàng sẽ được thăm khám và khai thác các thông tin liên quan đến sức khỏe về:

  • Đang mang thiết bị bằng kim loại bên trong cơ thể: Máy tạo nhịp, van tim nhân tạo, cấy ốc tai điện tử…?
  • Có hội chứng sợ không gian kín?
  • Mới thực hiện phẫu thuật?
  • Dị ứng với thực phẩm hay thuốc?
  • Đang hoặc có khả năng mang thai?

Thay trang phục và loại bỏ những vật có thể ảnh hưởng đến hình ảnh từ tính như: Trang sức, tóc giả, răng giả, kính mắt gọng kim loại, kẹp tóc, máy trợ thính; các thiết bị điện tử: thẻ tín dụng, chìa khoá từ, điện thoại, đồng hồ đeo tay.

Bước 2

Trong quá trình chụp MRI toàn thân (hơn 1 giờ)

  • Khách hàng được chọn và nghe những bản nhạc theo sở thích
  • Trong khi chụp, khách hàng được cố định bằng dây đeo để cố định vị trí và nên giữ yên tư thế để không làm ảnh hưởng đến quá trình và kết quả chụp
  • Các trường hợp cần tiêm thuốc đối quang từ để nhìn rõ cấu trúc tổn thương (nếu có), khách hàng sẽ được thông báo và thuốc sẽ được tiêm vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay, thời gian chụp sẽ lâu hơn
Bước 3

 Sau khi chụp MRI

  • Kết quả của khách hàng sẽ được hội chẩn với các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam hiện đang công tác ở Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Chợ Rẫy, K TW…
  • Trả kết quả ngay 24h sau khám, kể cả thứ 7, chủ nhật qua nhiều hình thức thuận tiện cho khách hàng như: trả trực tiếp, qua email, zalo, tin nhắn…
  • Tư vấn trực tiếp toàn bộ kết quả với chuyên gia

Quy trình các bước đối với chụp X-quang; CT- Scanner tại Thiện Nhân

  •  Khách hàng vui lòng thông báo cho nhân viên y tế nếu có sử dụng các loại dụng cụ cấy ghép điện tử (máy tạo nhịp tim, máy trợ thính… )
  • Các vật dụng gây ảnh hưởng đến hình ảnh trên phim chụp cần tháo bỏ: cặp tóc, đồ trang sức, kính mắt…

  •  Khách hàng là nữ cần phải thông báo ngay với Bác sỹ hoặc Kỹ thuật viên trước khi chụp phim nếu có thai hoặc chậm kinh vì tia X có thể gây ảnh hưởng bất lợi đối với thai nhi
  • Một vài khảo sát cần tiêm cản quang đường tĩnh mạch. Nếu được chỉ định tiêm thuốc cản quang, khách hàng sẽ được Bác sĩ giải thích rõ và khách hàng cần ký cam kết trước khi tiêm thuốc. Các bà mẹ đang cho con bú có thể cho con bú lại 24h sau khi tiêm thuốc cản quang

Thời gian làm việc

THỨ 2 - CHỦ NHẬT

Buổi sáng 07h00 – 11h30

Buổi chiều 13h00 – 16h30

Riêng các dịch vụ chụp CT, X-Quang, xét nghiệp làm việc tới 19h00