Categories
video cùng bạn sống khỏe video cùng bạn sống khỏe Video tin tức nổi bật Video tin tức nổi bật

THIỆN NHÂN HOSPITAL NĂM THỨ 2 QUẢN LÝ SỨC KHỎE CHẤT LƯỢNG CAO CHO CBCNV CÔNGTY CP TĐ TRƯỜNG HẢI

Categories
video cùng bạn sống khỏe

Cộng hưởng từ (MRI) cơ xương khớp hiện đại nhất tại khu vực miền trung 

  • Thiện Nhân Đà Nẵng đưa vào sử dụng hệ thống chụp cộng hưởng từ (MRI) cơ xương khớp hiện đại nhất tại khu vực miền Trung.
  • Trong các bệnh lý cơ xương khớp, đặc biệt là chấn thương, u cơ, u xương, viêm khớp, thoái hóa khớp,… thì chụp MRI đóng vai trò tiên quyết
  • Mời quý khách hàng cùng theo dõi thông tin đầy đủ nhất ở video bên dưới
  • Cảm ơn Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi (PTQ) đã hỗ trợ Thiện Nhân Đà Nẵng đưa thông tin hữu ích đến với mọi người.
  • Mọi thông tin về chụp cộng hưởng từ trên hệ thống máy MRI 3.0 Tesla Lumina tại Thiện Nhân Đà Nẵng, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 0982.135.606 hoặc nhắn tin vào fanpage Thiện Nhân Hospital.
Categories
video cùng bạn sống khỏe

Những lưu ý khi chụp cộng hưởng từ (MRI) tại Thiện Nhân

Các vật dụng bị cấm trong vùng xung quanh khối từ?

Nhân viên y tế không được mang gì vào phòng MRI?

Trường hợp nào khách hàng không được vào phòng MRI?

 


 

MRI (Magnetic Resonance Imaging) là viết tắt của chụp cộng hưởng từ. Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan và mô bên trong cơ thể.

Hệ thống MRI 3.0 Tesla Magnetom Lumina tại Thiện Nhân Hospital cho hình ảnh với độ tương phản rất cao, chi tiết, sắc nét, giải phẫu tốt và có khả năng tạo 3D hỗ trợ trong chẩn đoán bệnh từ đơn giản đến phức tạp. Chính vì vậy, MRI được xem là “mắt thần” giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình hình bệnh, tầm soát ung thư, đột quỵ sớm và được xem là phương pháp chẩn đoán đột quỵ chính xác và hiệu quả nhất hiện nay.

Tuy nhiên, nếu các quy định về an toàn không được tuân thủ rất dễ dẫn đến các tai nạn nguy hiểm. Video bên dưới sẽ giúp chúng ta giải đáp mọi vấn đề về an toàn trước khi vào phòng MRI mà bạn nhất định không được bỏ qua.

Categories
video cùng bạn sống khỏe

Bệnh cúm và vacxin phòng cúm mùa – bạn đã hiểu rõ 

Theo WHO, hàng năm có khoảng 500 – 800 triệu ca mắc cúm, trong đó có khoảng 5 triệu ca bệnh cúm nặng và khoảng 250.000 – 500.000 ca tử vong vì cúm.

Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận 1,6 – 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm và Việt Nam là một trong những điểm nóng trong khu vực về bệnh cúm, bao gồm cả cúm mùa – Bộ Y tế cho biết.

Cúm là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do virus cúm gây ra và lây lan trực tiếp từ người sang người. Bệnh cúm tuy lành tính nhưng có thể dẫn đến những biến chứng nặng ở một số đối tượng; thậm chí bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa tạng dẫn đến tử vong.

Tiêm vacxin phòng cúm mùa là biện pháp đem lại hiệu quả cao trong việc chủ động phòng tránh cúm và các biến chứng nguy hiểm của cúm.

Vậy làm thế nào để hiểu đúng nhất về bệnh lý cúm cũng như vacxin phòng cúm mùa? Mời các bạn cùng theo dõi những chia sẻ của THS. BS CKI Nguyễn Thị Tường Vi – Chuyên gia Nhi Khoa tại Thiện Nhân Hospital để chủ động phòng ngừa bệnh cúm và tiêm vacxin hiệu quả nhất ⬇⬇⬇

Categories
video cùng bạn sống khỏe

Quy trình đo chức năng hô hấp tại Thiện Nhân 

Đo chức năng hô hấp hay còn gọi là đo chức năng thông khí phổi là kỹ thuật dùng để tầm soát, chẩn đoán, theo dõi bệnh lý hô hấp như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh phổi hạn chế. Tại Thiện Nhân, bên cạnh việc sử dụng phương thức đo chức năng hô hấp trong chẩn đoán các bệnh lý đường hô hấp, kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19 thì dịch vụ đo chức năng hô hấp còn được đưa vào gói khám sức khỏe để giúp khách hàng tầm soát, điều trị các bệnh lý hô hấp, đặc biệt đối với những khách hàng hút thuốc lá, làm việc ở nơi có khói bụi, hóa chất độc hại,…

Có 2 phương thức đo chức năng hô hấp tại Thiện Nhân là: Đo dung tích sống gắng sức (FVC) và đo dung tích sống thở chậm (SVC)

Mục đích của việc thực hiện đo chức năng hô hấp:

  • Đánh giá các triệu chứng, dấu hiệu hoặc các kết quả xét nghiệm bất thường nghi ngờ do bệnh lý hô hấp như: ho, khó thở, khạc đờm, giảm oxy máu,…
  • Đánh giá tác động của các bệnh lý, rối loạn khác lên cơ quan hô hấp
  • Sàng lọc cho các đối tượng có yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá, làm việc trong môi trường độc hại,…
  • Đánh giá nguy cơ trước phẫu thuật, thủ thuật
  • Đánh giá chức năng phổi trước khi tập luyện gắng sức, tập phục hồi chức năng
  • Đánh giá mức độ thương tật

Ngoài ra đo chức năng hô hấp còn để:

  • Theo dõi mức độ tiến triển của các bệnh lý như: COPD, hen phế quản, bệnh phổi kẽ,…
  • theo dõi đáp ứng sau một can thiệp điều trị
  • Theo dõi chức năng phổi ở những người đang dùng thuốc có nguy cơ trên hệ hô hấp hoặc người lao động làm việc trong môi trường độc hại