ung thư

-

/

15/04/2023

Categories
Tin tức cùng bạn sống khỏe

Khi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung & phương pháp thực hiện

Ung thư cổ tử cung là bệnh đứng thứ hai về mức độ phổ biến ở nữ, sau ung thư vú. Theo các chuyên gia y tế, cổ tử cung nếu được tầm soát ở giai đoạn tiền ung thư sẽ có 100% cơ hội chữa khỏi, tỷ lệ này giảm dần theo giai đoạn bệnh. Vậy khi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung và bằng phương pháp nào?

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh phổ biến. Ung thư cổ tử cung do các tế bào ở cổ tử cung phát triển, các tế bào mới này phát triển rất nhanh và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

Một số yếu tố gây ung thư cổ tử cung

  • Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng, đặc biệt là trên 35 tuổi.
  • Virus HPV lây truyền qua đường tình dục, là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung (99 %). HPV bình thường có hơn 100 type nhưng 14 type có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này. Trong đó, hai loại nguy cơ cao nhất là type 16 và type 18.
  • Ức chế miễn dịch: Các loại thuốc hoặc các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của con người như virus HIV – gây suy giảm miễn dịch ở người, gây nguy cơ cao nhiễm trùng HPV và dẫn đến ung thư cổ tử cung.
  • Sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi): Sức khỏe của mẹ trẻ không tốt, các cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện hết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này, đặc biệt làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
  • Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần (từ ba lần trở lên): Lúc này sức khỏe của người phụ nữ đã bị giảm đi đáng kể, sức đề kháng kém hơn khiến chị em dễ mắc các bệnh thông thường. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao gấp hai lần so với những phụ nữ sinh 1 – 2 con.
  • Một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến sức khỏe tử cung như béo phì, thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài ..Những đối tượng này nên đi kiểm tra và thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.

Khi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

  • Phụ nữ nên bắt đầu tầm soát lúc 21 tuổi. Không tầm soát nếu dưới 21 tuổi, không kể tuổi bắt đầu quan hệ tình dục.
  • Từ 21 đến 29 tuổi nên thực hiện Pap smear mỗi 3 năm 1 lần. Ở độ tuổi này không nên làm xét nghiệm HPV vì tần suất nhiễm chủng HPV sinh ung khoảng 20%, hầu hết trường hợp HPV sẽ biến mất mà không cần can thiệp.
  • Phụ nữ tuổi từ 30 đến 64 nên thực hiện bộ đôi xét nghiệm (Pap smear/Thinprep và HPV) 3 -5 năm/lần, hoặc có thể Pap smear mỗi 3 năm.

Các phương pháp Tầm soát ung thư cổ tử cung

  • Soi cổ tử cung: 

Đây là một phương tiện để chấn đoán và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, được tiến hành khi thấy cổ tử cung có tổn thương bất thường hoặc với những phụ nữ trên 40 tuổi.

  • Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp xét nghiệm Papmear hoặc Thinprep:

Cả hai xét nghiệm đều lấy các tế bào lấy từ cổ tử cung.  

          + Papmear test là một xét nghiệm rất đơn giản, lấy tế bào bong niêm mạc cổ tử cung, tiến hành nhuộm rồi soi bằng kính hiển vi để tìm các tế bào tổn thương ở các mức độ như bình thường, loạn sản, tiền ung thư, ung thư…

         + Thinprep test là một xét nghiệm tương tự Papmear, Đây là phương pháp cải tiến kỹ thuật của Pap Smear truyền thống, ThinPrep cho kết quả xét nghiệm chính xác hơn trong việc chẩn đoán các tổn thương tế bào tiền xâm nhập với cải tiến kỹ thuật trong việc thu thập mẫu và xử lý mẫu.

  • Xét nghiệm HPV: giúp phát hiện virus HPV, một loại virus có thể dẫn đến phát triển mụn cóc sinh dục, khiến tế bào cổ tử cung trở nên bất thường hoặc ung thư cổ tử cung

Lợi ich khi làm xét nghiệm HPV

  • Giúp Phát hiện các trường hợp bệnh bị bỏ sót bởi xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Xét nghiệm Pap hoàn toàn không đảm bảo bạn sẽ không ung thư cổ tử cung, có đến 33% xảy ra ung thư đối với phụ nữ có kết quả Pap bình thường.
  • Giúp phát hiện sớm nguy cơ cao phụ nữ bị ung thư cổ tử cung.
  • Phụ nữ có kết quả âm tính với HPV nguy cơ cao có thể yên tâm quay trở lại tầm soát thường quy (3-5 năm). Giảm thiểu sự can thiệp không cần thiết, tốn thời gian và tiền bạc.

Cách tốt nhất để Tầm soát ung thư cổ tử cung là kết hợp phết tế bào âm đạo Papmear/Thinprep và Xét nghiệm HPV.

Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung

Bước 1: Bác sĩ khám và tư vấn

Bước 2: Khám phụ khoa, soi tươi, soi cổ tử cung

Bước 3: Thực hiện các xét nghiệm Papmear/Thinprep và HPV

              Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để mở rộng âm đạo, sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy tế bào âm đạo. Mẫu tế bào cổ tử cung sẽ được bảo quản trong ống chứa dung dịch đặc biệt và gửi cho xét nghiệm. Đây là một xét nghiệm đơn giản, chỉ gây khó chịu một chút nhưng hoàn toàn không đau.

Bước 4: Đọc kết quả và tư vấn

Các lưu ý trước khi Tầm soát ung thư cổ tử cung

  • Nên thực hiện Pap Smear/ Thinprep 2 tuần sau khi kỳ kinh nguyệt cuối cùng kết thúc.
  • Tránh quan hệ tình dục, sử dụng các loại kem bôi âm đạo, thuốc, thụt rửa âm đạo trong 24 – 48 giờ trước khi làm xét nghiệm.
  • Phụ nữ chưa quan hệ tình dục nên kiểm tra virus HPV bằng phương pháp xét nghiệm máu thay vì Papmear/Thinprep

Bài viết liên quan

Related news

GIẢM
Ngoại thần kinh cột sống

-

/

21/04/2024

Thăm khám và điều trị Ngoại thần kinh cột sống ...

GIẢM
GIẢM