Khoa Nhi

-

/

15/04/2023

Categories
Tin tức cùng bạn sống khỏe

Những bệnh mùa hè cần phải lưu ý ở trẻ nhỏ

Sự biến đối của khí hậu làm cho sự nóng bức ngày càng rõ rệt. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người một cách đáng kể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện tạo điều kiện cho vi rút, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh cho bé. Dưới đây là một số bệnh cần lưu ý vào mùa hè ở trẻ mà các bậc phụ huynh nên đặc biệt quan tâm.

Những bệnh mùa hè cần phải lưu ý ở trẻ nhỏ

Con cái khỏe mạnh chính là tài sản lớn nhất của ba mẹ. Khác với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển hoàn thiện (đặc biệt với trẻ em từ 0-6 tuổi) và thời điểm giao mùa là lúc trẻ dễ nhiễm bệnh. Vì vậy ba mẹ cần đặc biệt lưu ý đến sức khỏe của con.

1. Bệnh tay - chân - miệng

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh phổ biến ở trẻ em, rất dễ lây lan. Do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Khi thấy một số biểu hiện sau nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay:

  • Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, mỏi mệt, đau họng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn.
  • Sau đó xuất hiện những nốt ban màu hồng, xuất hiện ở trong miệng (môi trong, lợi, lưỡi) và trên da lòng bàn tay, gan bàn chân, đôi khi cũng thấy ở mông và cẳng chân.
  • Nếu có các biểu hiện bất thường như: lừ đừ, lạnh tay chân, bứt rứt, khó ngủ và quấy khóc, hay đau bụng và chảy máu bất thường thì nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra ngay nhé.

2. Viêm đường hô hấp

Do hệ thống miễn dịch ở trẻ em còn yếu nên rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như: cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi họng, viêm Amydan, viêm xoang, viêm thanh quản. 

Những biểu hiện các mẹ trẻ cần chú ý như trẻ bị sốt cao, hay bị ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, mệt mỏi, đau đầu.. 

3. Bệnh tiêu chảy

Mùa hè là mùa của các vi sinh vậy sinh sôi nảy nở, ruồi nhặng phát triển. Đặc biệt kết hợp với nguồn nước đang bị ô nhiễm, thói quen ăn rau quả sống rửa không sạch là tác nhân chính gây bệnh, đặc biệt là tiêu chảy. nếu thấy các biểu hiện như: Số lần đi đại tiện nhiều hơn, đau bụng, buồn nôn hay nôn.. bố mẹ nên đưa con nhỏ đến viện để kiểm tra và điều trị ngay nhé.

4. Bệnh say nắng

 Khi thời tiết nắng nóng sẽ khiến cơ thể mất nước nhiều, đôi khi bị rối loạn thân nhiệt do tác động của ánh nắng mặt trời quá gay gắt, đặc biệt khi chiếu vào phần đầu và gáy. Các biểu hiện thường gặp của bệnh là trẻ hay bị nóng toàn thân, lên cơn co giật, thân nhiệt tăng cao, lên đến 40 – 42 độ C, ngủ lịm.

Với trường hợp phát hiện trẻ bị say nắng thì nhanh chóng di chuyển trẻ vào nơi thoáng mát, cởi quần áo, quạt mát cho bé và cho bé uống nhiều nước. Nếu xảy ra có giật thì hãy nhanh xử lý và kịp thời đưa đến bệnh viện.

4. Rối loạn tiêu hoá

Thời tiết nắng nóng dễ dẫn đến thực phẩm bị ôi thiu, hư thối, nên cần được bảo quản tốt và sơ chế kỹ. Những triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm ở trẻ em như đau bụng dữ dội, tiêu chảy, nôn mửa có kèm theo sốt. Khi có bất kì triệu chứng trên bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất có thể.

Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ

  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Thức ăn dễ hư hỏng vào những ngày nắng nóng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh cho nên cần kỹ lưỡng trong vấn đề ăn uống, an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ: Tắm gội thường xuyên, thường xuyên thay quần áo cho con, tránh cảm giác ngứa ngấy khó chịu. 
  • Đưa trẻ đi tiêm phòng theo lịch của Bộ y tế: Ngoài các Vacxin cần tiêm theo quy định của Bộ y tế, các bậc cha mẹ có thể chủ động phòng ngừa thêm cho các bé các bệnh như thủy đậu, quai bị, sởi, cúm H1N1..
  • Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, cung cấp nước đầy đủ: Việc ăn uống đầy đủ thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
  • Tránh các thói quen không tốt ảnh hưởng đến trẻ: Không cho trẻ uống nhiều đá hay ăn thức ăn quá lạnh. Hoặc không để quạt điện xối thẳng vào mặt trẻ vì rất dễ bị cảm lạnh, không cho trẻ nằm ngủ khi vừa tắm xong, nên lau khô ráo.
  • Đảm bảo khu vực sống xung quanh sạch đẹp: Diệt trừ muỗi, loại bỏ các điều kiện dễ sinh muội; Phát quang bụi rậm, làm thông thoáng các cống rãnh..

Bài viết liên quan

Related news

GIẢM
Ngoại thần kinh cột sống

-

/

21/04/2024

Thăm khám và điều trị Ngoại thần kinh cột sống ...

GIẢM
GIẢM